GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KINH TẾ

I. Chuyên ngành Kinh tế đầu từ

1. Tổng quan về Kinh tế đầu tư
Mọi hoạt động khởi nghiệp đều bắt đầu bằng các hoạt động đầu tư và để khởi nghiệp thành công thì được trang bị những kiến thức về kinh tế đầu tư quan trọng hơn bao giờ hết, bởi đầu tư là hoạt động khởi nguồn  của khởi nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh doanh.... Nhu cầu nhân lực về đầu tư ngày càng gia tăng, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và sự thăng tiến mạnh mẽ cho các cử nhân ngành kinh tế đầu tư.
Chưa bao giờ các hình thức đầu tư, các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, hãng kinh doanh lại được khuyến khích và tạo môi trường phát triển như bây giờ. Phong trào khởi nghiệp, các hình thức đầu tư vàng, bất động sản, chứng khoán sôi động hơn bao giờ hết. Hàng năm có hàng vạn doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập mới với các loại hình doanh nghiệp  khác nhau(Công ty TNHH 1 thành viên; 2 thành viên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể rất gần gũi với chúng ta)
Việc triển khai hoạt động SXKD và đầu tư của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể…bao giờ cũng bắt nguồn từ việc phân tích đầu tư, lập các dự án đầu tư, triển khai các dự án đầu tư. Do đó nhu cầu  nhân lực của ngành Kinh tế đầu tư là rất lớn và cơ hội việc làm đối với em là rất rộng mở. 
Do vậy các đơn vị cần một nhân lực rất lớn có kiến thức về kinh tế đầu tư. Đào tạo nhân lực kinh tế đầu tư góp phần đào tạo một đội ngữ cử nhân kinh tế có kiến thức về đầu tư  chính quy, hiện đại.


Sinh viên chuyên ngành Kinh tế đầu tư trong giờ thảo luận

2. Những tố chất phù hợp khi học ngành kinh tế đầu tư
- Thứ nhất là người học phải có đam mê, yêu thích công việc kinh doanh, đầu tư. 
- Thứ hai là bạn phải tự trả lời câu hỏi: Bạn có năng lực gì khi theo đuổi ngành học kinh tế đầu tư là gì? Năng lực đó có phù hợp ngành học này? 
- Thứ ba, khả năng sáng tạo và tư duy là điều không thể thiếu đối với ngành kinh tế đầu tư, có khả năng tính toán tốt.
- Thứ tư chịu dựng được áp lực giỏi trong ngành kinh tế đầu tư để có thể đương đầu với các thử thách, sự thay đổi của môi trường mà ngành nào cũng vậy.
Bên cạnh các kỹ năng, yếu tố cần có trên, bạn cũng cần rèn luyện cho mình các tố chất như: Khả năng nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin; có kỹ năng tương tác tốt trong quá trình đàm phán, khả năng suy nghĩ Logic, ra quyết định,…
 


Thầy và trò bộ Môn Kinh tế - Kinh tế đầu tư ngày ra trường

3. Chương trình kinh tế đầu tư
Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế đầu tư Khoa kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Hưng Yên Đào tạo cử nhân Kinh tế đầu tư có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, những kỹ năng chuyên sâu về kinh tế đầu tư; phát triển năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế đầu tư và các kỹ năng chuyên sâu về: Phát hiện và nắm bắt cơ hội đầu tư; lập và phân tích dự án đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; quản lý dự án đầu tư…
Ngoài ra nắm vững phương pháp hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; phân tích, hoạch định, thực thi, thẩm định, quản lý các chính sách đầu tư, chương trình dự án đầu tư trong và ngoài nước. 
3. Vị trí việc làm, công việc đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm cán bộ, nhân viên, chuyên viên ngành ngân hàng;
- Chuyên viên về hoạt động đầu tư tại bộ phận kế hoạch, dự án trong các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, công ty chứng khoán;
- Có khả năng lập, quản lý và triển khai các dự án khởi nghiệp, dự án thành phần trong doanh nghiệp, gia đình…
- Chuyên viên tư vấn đầu tư tại trung tâm xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đầu tư tại các địa phương, hoặc trung ương;
- Có thể làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ, sở ngành về kinh tế, lĩnh vực có liên quan đầu tư;
- Có kiến thức kinh tế đầu tư có thể tự triển khai các dự án khởi nghiệp có hiệu quả như mở một doanh nghiệp, cửa hàng hoặc kế thừa và phát triển công việc đầu tư kinh doanh của gia đình....
4. MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PHỔ BIẾN
1.Đầu tư chứng khoán

2. Đầu tư các dự án bất động sản

3. Đầu tư cho vay

4. Đầu tư cho các dự án khởi nghiệp


 

II. CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Tổng quan về LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
    Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là chuyên ngành học và nghiên cứu về quá trình lưu chuyển vật tư hàng hóa, dịch vụ một cách tối ưu và hiệu quả. Ngành học được hiểu về áp dụng các kiến thức quản lý vận tải đường biển, vận tải đường bộ, vận tải đường sắt và vận tải hàng không, quản lý kho bãi, thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa vào hoạt động cung ứng tại các công ty dịch vụ logistics, hãng hàng không, hãng tàu, công ty xuất nhập khẩu, công ty vận tải đa phương thức, thủ tục hải quan…
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một mắt xích quan trọng của nền kinh tế, hoạt động logistics giúp hàng hóa đến được tay người tiêu dùng và đảm bảo kịp thời nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Khi nền kinh tế quốc gia hội nhập càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Logistics sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, đồng nghĩa với việc vô vàn cơ hội việc làm sẽ mở ra với các bạn sinh viên.
    Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.  Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu. Ngoài ra Logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.
    Quản lý Chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất – tồn kho – địa điểm và vận chuyển nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.
    Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 1300 – 1500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển Logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), giai đoạn 2017 – 2025, ngành Logistics Việt Nam cần thêm khoảng trên 200.000 lao động chất lượng cao. Đến năm 2039, con số sẽ là 2 triệu lao động từ cao cấp đến phổ thông để đáp ứng yêu cầu nhân lực về nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển cho quá trình sản xuất kinh doanh trong thời đại 4.0. Lĩnh vực Logistics không chỉ khuyến khích khả năng sáng tạo và tư duy quản lý của các bạn sinh viên mà còn đem đến mức thu nhập khá cao, cơ hội được đi đây đó, đặc biệt là các nước trên thế giới trong quá trình giao thương quốc tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm tốt công việc mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ và có đam mê về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

 

Cấu trúc hệ thống quản lý chuỗi cung ứng

2. Những tố chất phù hợp khi học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
- Thứ nhất là người học phải có đam mê, yêu thích công việc về kinh doanh vận tải
- Thứ hai là sinh viên có tố chất năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt
- Thứ ba, khả năng sáng tạo, tư duy và có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc tốt là điều không thể thiếu đối với học chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
- Thứ tư, Giỏi ngoại ngữ và tin học là một lợi thế tuyệt với cho việc học ngành này
- Thứ năm có khả năng làm việc nhóm, chịu dựng được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm, có tổ chất quản lý và có khả năng giao tiếp.
Bên cạnh các kỹ năng, yếu tố cần có trên, bạn cũng cần rèn luyện cho mình các tố chất như: Khả năng nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin; có kỹ năng tương tác tốt trong quá trình đàm phán, khả năng suy nghĩ Logic, ra quyết định,…


Thầy và trò bộ Môn Kinh tế, ngày ra trường

3. Chương trình chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
    Chương trình đào tạo cử nhân đại học ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng được đào tạo theo định hướng ứng dụng, nhằm đào tạo ra những người có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có năng lực tự chủ và trách nhiệm, nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, đầu tư kinh doanh, nắm vững kiến thức và kỹ năng của ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng. Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng thực hành các kiến thức, có kỹ năng tham gia hoạch định chiến lược, quy hoạch, quản lý các hoạt động logistics và chuỗi cung ứng trong bối cảnh phát triển của môi trường số và toàn cầu hoá.
    Người học tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh logistics và chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp có hoạt động logistics phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp liên quan đến lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng.
3. Vị trí việc làm, công việc đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống quản lý kho hàng.
- Chuyên viên kinh doanh tại các doanh nghiệp Logistics. Quản lý các hoạt động lưu kho, bốc xếp và xuất nhập hàng hóa trong kho.
- Chuyên viên lập kế hoạch, tổ chức và điều phối hoạt động logistics và chuỗi cung ứng tại các nhà máy sản xuất, các tập đoàn bán lẻ, công ty toàn cầu.
- Chuyên viên chứng từ, sổ sách, vận đơn tại các doanh nghiệp cung ứng, phân phối và xuất nhập khẩu, giao nhận thu mua; giao nhận hàng hoá trong và ngoài nước.
- Các vị trí việc làm tại công ty cung ứng dịch vụ Logistics, các doanh nghiệp vận tải biển, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay tại các cảng hàng không, các đại lý hàng không, đại lý vận tải, cảng biển, ICD…
- Nhân viên thanh toán quốc tế: Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.
- Có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực khác như tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Hình ảnh hoạt động logistics đường biển

2. Hoạt động Logistics hàng không

3. Hoạt động Logistics và tham gia chuỗi cung ứng của tập đoàn BEST Express tại Việt Nam